Niềng răng mắc cài sứ là gì
Mắc cài sứ có cấu tạo tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, tuy nhiên vật liệu để làm mắc cài và dây cung sẽ là men sứ.
Điểm nổi bật nhất của niềng răng sứ là độ trong suốt, khả năng che giấu hệ thống mắc cài với người đối diện khi giao tiếp.
Chính vì vậy mắc cài sứ đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng.
Các loại niềng răng mắc cài sứ
Cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại thì niềng răng sứ cũng có 2 loại bao gồm: khí cụ chỉnh nha sứ truyền thống và mắc cài sứ tự buộc.
1. Niềng răng bằng mắc cài sứ truyền thống
Niềng răng sứ truyền thống có cấu tạo gồm dây cung làm từ niken trong suốt luồn qua các rãnh mắc cài làm bằng sứ, sau đó được cố định bằng dây thun.
Với cấu trúc này dây cung sẽ bị cố định và không thể tự duỗi thẳng ra khi răng di chuyển. Vì vậy cứ sau khoảng 3 – 4 tuần khách hàng sẽ phải quay lại gặp bác sĩ chỉnh nha để chỉnh lại dây cung.
2. Mắc cài sứ tự buộc (tự đóng)
Niềng răng sứ thông minh cho phép mắc cài có thể tự đóng mở dựa trên hoạt động thực tế của dây cung. Do vậy khi răng di chuyển thì dây cung cũng có thể duỗi ra theo, từ đó góp phần giảm thời gian chỉnh nha và số lần phải tái khám.
Cũng có một vài nghiên cứu nhận định rằng với cơ chế tự đóng mở này thì ma sát giữa dây cung và mắc cài sẽ được giảm thiểu, từ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu cho khách hàng.
Các loại dây cung dùng trong mắc cài sứ
Thực tế nếu đã lựa chọn mắc cài sứ thì dây trong suốt thường là lựa chọn kèm theo mặc định. Tuy nhiên vẫn có trường hợp khách hàng vẫn sử dụng dây cung làm từ kim loại.
1. Niềng răng mắc cài chất liệu sứ dây trong
Là loại dây cung được làm từ niken trong nên sẽ có màu trắng hoặc gần tương tự màu răng. Do vậy khi sử dụng niềng răng sứ dây trong, người đối diện sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của hệ thống mắc cài.
Tuy nhiên độ bền của dây cung trong suốt cũng tương đối thấp và dễ vỡ. Đặc biệt là ở hàm dưới, nơi thường xuyên chịu áp lực ăn nhai, dây cung trong sẽ dễ bị tổn hại khi không may ăn phải đồ cứng.
Nhưng đó chỉ là vấn đề cách đây 5 năm, ngày nay với công nghệ hiện đại thì đã có rất nhiều loại mắc cài sứ dây trong có khả năng chống gãy vỡ tốt hơn.
2. Mắc cài sứ dây kim loại
Là loại dây cung được làm từ vật liệu kim loại thông thường. Dây cung kim loại có khả năng chống chịu lực rất lớn nhưng lại dễ dàng lộ diện mỗi khi cười hoặc giao tiếp.
Để khắc phục nhược điểm này, ngày nay có khá nhiều loại dây cung kim loại có màu trắng hoặc bạc. Do vậy dù chưa bằng dây cung trong suốt nhưng ít nhiều cũng khó bị lộ diện hơn.
Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng sứ đang được các phòng khám nha khoa quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Trần Bình, phương pháp này có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Đảm bảo đồng thời cả hiệu quả chỉnh nha và tính thẩm mỹ
Với cấu tạo y hệt với khí cụ chỉnh nha mắc cài kim loại nên độ hiệu quả của niềng răng sứ vẫn rất cao, có thể khắc phục được hầu hết các trường hợp sai lệch khớp cắn.
Kết hợp với khả năng che giấu dây cung và mắc cài nên sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ ở mức tương đối tốt cho người sử dụng.
Vật liệu không gây kích ứng
Niềng răng sứ được làm từ sứ nên hoàn toàn lành tính với cơ thể, không gây kích ứng trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó với thiết kế hạn chế các góc cạnh giúp cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn đồng thời giảm sự cọ xát gây khó chịu.
Không gây ảnh hưởng khi làm xét nghiệm
Do dây cung và mắc cài được làm từ sứ nên các kết quả xét nghiệm bằng máy X-quang, máy laser sẽ không bị nhiễu loạn thông tin.
Nhược điểm
Chi phí cao
Không quá khó hiểu khi niềng răng bằng sứ sẽ có giá cao hơn nhiều so với niềng răng kim loại. Chi phí cho một bộ khí cụ chỉnh nha bằng sứ trung bình sẽ cao hơn từ 10-15 triệu
Có thể bị đổi màu
Do được làm bằng sứ và có màu trắng nên khí cụ niềng răng sứ sẽ dễ bị nhiễm màu hơn. Nếu người sử dụng không chịu khó vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi ăn thì mắc cài và dây cung cũng nhanh chóng bị ố vàng.
Dễ vỡ
Nhược điểm khá lớn của niềng răng sứ chính là khả năng dễ bị vỡ, bể. Do đó thông thường bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài sứ cho nhóm răng cửa hoặc nhóm răng hàm trên.
Tốt nhất để biết mình có thể sử dụng mắc cài sứ toàn hàm không, bạn nên liên hệ với bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ tại Nha khoa Trần Bình
Thông thường một quy trình niềng răng sứ sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác chỉnh nha nào, các bác sĩ đều sẽ tiến hành quan sát, kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn.
Các phương pháp như chụp X-quang xương hàm, lấy dấu răng, dùng các phần mềm phân tích được sử dụng để xác định chính xác vấn đề về răng của bệnh nhân.
Lúc này chúng ta sẽ xác định được niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu tiền, thời gian niềng bao lâu.
Bước 2: Phân tích và lập phác đồ điều trị
Từ các phân tích và kết quả khám có được, các nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị.
Tiếp đó sẽ tiến hành giải thích, tư vấn cho khách hàng vấn đề cần chỉnh nha, phương pháp và thời gian điều trị, loại mắc cài sử dụng…
Bước 3: Chuẩn bị trước khi niềng
Tiến hành cạo vôi răng, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ hết các yếu tố gây ra vấn đề răng miệng. Ngoài ra, nếu có các tình trạng răng vỡ, nứt, mẻ thì phải xử lý triệt để.
Bước này nhằm đảm bảo hàm răng có sức khỏe tốt nhất trước khi niềng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa phát sinh.
Bước 4: Lắp mắc cài và dây cung
Lắp hệ thống mắc cài, dây cung, hộp tự đóng để niềng răng. Sau đó các bác sĩ sẽ dặn dò các vấn đề cần chú ý như về cách vệ sinh, ăn uống…
Bước 5: Hẹn lịch tái khám
Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ hẹn lịch thời gian khách hàng phải quay lại phòng khám nha khoa để điều chỉnh dây cung & mắc cài.
Khi tái khám, các nha sĩ sẽ kiểm tra các mắc cài, mức độ thay đổi, lực kéo và nhiều yếu tố khác để có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
So sánh các phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Đặc điểm các hệ thống mắc cài | Sứ truyền thống | Sứ tự động |
Thời gian trung bình nắn chỉnh răng | Từ một đến hai năm rưỡi | Từ một đến hai năm |
Khí cụ chính áp dụng khi đeo niềng | Dây cung, mắc cài, thun nha khoa trắng | Dây cung, mắc cài cải tiến |
Tính thẩm mỹ | Tương đối cao | Tương đối cao |
Thời gian tái khám | 3 đến 4 tuần/lần | 4 đến 8 tuần/lần |
Giá thành tại Nha khoa Trần Bình | 45.000.000 VNĐ | 55.000.000 VNĐ |