Phòng khám Nha khoa tiêu Chuẩn Quốc tế

Ghép xương răng

Kỹ thuật ghép xương ổ răng là tạo phần xương hàm giả lấp vào phần bị tiêu biến nhằm có phần nâng đỡ vững chắc để trồng răng Implant, trong quá trình ghép xương ổ răng hoàn toàn không đau. Có ba phương pháp là ghép xương răng tự thân, dị biệt và nhân tạo. Phổ biến nhất là ghép xương nhân tạo

Ghép xương răng nhân tạo là gì

Ghép xương răng (Dental Bone Graft) là một thủ thuật nha khoa nhỏ nhằm bổ sung thêm xương vào bên trong hàm răng. Ghép xương nhân tạo nhằm bổ sung và tái tạo lại một hoặc cả phần xương hàm đã bị tiêu biến đi do thời gian mất răng quá lâu. Giải pháp này còn giúp tăng thể tích xương hàm để đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu để tích hợp và nâng đỡ trụ Implant  khi trồng răng mới.

Bác sĩ sẽ thực hiện tách lợi để lộ ra xương hàm rồi tiến hành ghép thêm xương vào trong. Phần xương được ghép này sẽ kết nối với các mảng xương cũ, phát triển và sản sinh ra thêm các tế bào xương mới.

Mô phỏng cấy ghép xương răng

Kỹ thuật ghép xương ổ răng có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là trước khi cắm ghép Implant.

Nếu mật độ xương hàm không đủ thì trụ chân răng Implant sẽ rất khó tích hợp và có thể gây thất bại khi cấy ghép răng.

Ngoài ra, nếu chất lượng xương không tốt thì sẽ dễ bị tiêu biến do áp lực từ trụ Implant truyền qua mỗi khi ăn nhai, cuối cùng sẽ làm hỏng răng Implant.

Do đó bác sĩ ghép xương xăng bắt buộc phải có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm, bởi nó đóng vai trò là “móng” của một chiếc răng giả.

Những trường hợp cần ghép xương răng

Theo Bác sĩ, chuyên gia cấy ghép Implant Trần Bình, phẫu thuật ghép xương hàm chỉ được chỉ định trong một vài trường hợp như:

Khách hàng mới bị mất răng hoặc sau khi thực hiện nhổ răng

Trường hợp khách hàng mới bị mất răng hoặc phải nhổ răng do sâu răng, chấn thương,… Bác sĩ thường tư vấn thực hiện ghép xương răng luôn để đảm bảo xương hàm không bị tiêu sau này.

Trường hợp này nếu khách hàng ghép xương răng thì thời gian sẽ nhanh và đơn giản hơn vì bác sĩ chỉ cần thêm xương vào ngay vị trí mới nhổ răng.

Khách hàng bị mất răng lâu năm

Khi răng bị mất lâu ngày thì xương hàm dần sẽ bị tiêu biến. Tuy nhiên bạn sẽ rất khó nhận ra sự thay đổi của nó cho tới khi khuôn mặt bị ảnh hưởng.

Do vậy, để đảm bảo tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant, những người mất răng lâu năm bắt buộc sẽ phải ghép thêm xương hàm.

Chất lượng xương hàm kém

Có khá nhiều trường hợp mặc dù vẫn đủ mật độ xương để cấy ghép, tuy nhiên do chất lượng xương hàm lại không đủ ổn định và chắc chắn thì bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu ghép xương răng.

Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt và tối ưu nhất.

Bác sĩ Trần Bình thực hiện phẫu thuật cắm Implant cho khách hàng

Các kỹ thuật ghép xương răng

Phẫu thuật ghép xương ổ răng không phải là kỹ thuật mới. Trước đây khi khoa học chưa phát triển thì phương pháp chủ yếu vẫn là lấy xương ở những khu vực khác trên cơ thể để ghép.

Ngày nay, nguồn xương dùng để cấy ghép cũng đã được đa dạng hơn. Do đó, sẽ có 2 kỹ thuật chính gồm:

Ghép xương nhân tạo

Ghép xương nhân tạo là kỹ thuật sử dụng những tế bào xương do con người tạo ra để ghép. Sử dụng xương nhân tạo hiện đang là phương pháp được sử dụng phổ biến.

Lý do là bởi chúng có nhiều ưu điểm mà phương pháp truyền thống khó đáp ứng được như:

  • Luôn luôn có sẵn
  • Giá thành rẻ
  • Không cần phẫu thuật nhiều lần
  • Yêu cầu với phòng khám nha khoa không quá khắt khe.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là tỷ lệ thành công không được cao. Xương nhân tạo sẽ có tỷ lệ không tương thích với cơ thể của khách hàng.

Khi xương bị đào thải, khách hàng sẽ phải ghép lại xương mới.

Ghép xương tự thân

Đây là kỹ thuật dùng một phần xương ở các khu vực khác trên cơ thể của khách hàng như: xương chậu, má, cằm,… để ghép vào xương hàm.

Với xương tự thân, tỷ lệ thành công khi ghép sẽ luôn đạt 100%. Điều này tương đối dễ hiểu, bởi những mô xương này cũng là một phần trong cơ thể của khách hàng.

Tuy nhiên đây lại là phương pháp không thực sự phổ biến bởi một vài lý do sau:

  • Khách hàng phải phẫu thuật ít nhất 2 lần (Gây tâm lý sợ hãi)
  • Chi phí cao
  • Nha Khoa cần được cấp phép thực hiện từ Bộ Y Tế.

Lưu ý: Tại Nha Khoa Trần Bình, chúng tôi không cung cấp dịch vụ ghép xương tự thân.

Ghép xương dị biệt

Ngoài 2 nguồn xương nhân tạo và tự thân trên, trên thế giới người ta còn sử dụng một vài nguồn xương khá dị biệt khác như:

  • Xương từ người đã khuất hiến tặng
  • Xương từ động vật

Tuy nhiên, do tỷ lệ thành công không cao, chi phí lớn và khó tìm kiếm nên phương pháp này cũng rất ít khi được sử dụng.

Quy trình cấy ghép xương răng tại Nha khoa Trần Bình

Tuy phẫu thuật ghép xương ổ răng chỉ là kỹ thuật nhỏ trong nha khoa, tuy nhiên không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện.

Do phải xâm lấn vào cấu trúc hàm nên bác sĩ thực hiện cần phải có chuyên môn cao, nắm vững về yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình ghép xương răng.

Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang

Tại Nha khoa Trần Bình, khách hàng đến sẽ được thăm khám sơ bộ và chụp phim răng tổng thể để thăm khám, phân tích qua phim X-Quang.

Từ bản chụp phim và thông qua kinh nghiệm cá nhân, các bác sĩ sẽ xác định xem khách hàng có cần ghép xương hàm hay không.

Bước 2: Thực hiện vệ sinh răng và gây tê

Trước khi tiến hành cấy ghép, để đảm bảo an toàn bác sĩ sẽ vệ sinh thật kỹ toàn bộ khoang miệng cũng như khu vực cấy ghép.

Sau đó để giảm thiểu đau nhức cho khách hàng, bác sĩ tiến hành gây tê hoặc gây mê toàn thân.

Bước 3: Mở vạt lợi

Sau khi tiêm thuốc tê thì bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi để tiếp xúc vào xương hàm. Toàn bộ dụng cụ phẫu thuật đều được khử khuẩn, vô trùng theo đúng tiêu chuẩn từ Bộ Y Tế

Bước 4: Ghép và cố định xương hàm

Xương răng nhân tạo được đưa vào xương hàm dưới sự hỗ trợ của các dụng cụ hiện đại. Các tế bào xương khách hàng sử dụng tại Nha Khoa Trần Bình đều đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao.

Bước 5: Cuối cùng là khâu đóng và hẹn lịch tái khám

Bước cuối cùng trong thủ thuật ghép xương răng là bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng, cuối cùng là kết thúc phẫu thuật.

Sau phẫu thuật ghép xương răng, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ hậu phẫu và hẹn lịch tái khám, kiểm tra độ hồi phục của xương đã ghép.

Khối xương mới ghép sẽ cần khoảng 3 – 4 tháng để tích hợp với nhóm xương tự nhiên. Sau khi đánh giá xương đạt sự ổn định cần thiết thì bác sĩ mới cắm trụ Implant

Khách hàng trồng răng implant tại Nha khoa Kay – Trần Bình

Bảng giá ghép xương răng tại Nha khoa Trần Bình

Tại Nha Khoa Trần Bình, chi phí ghép xương răng sẽ được tách biệt ra khỏi giá cấy ghép Implant. Bạn có thể tham khảo bảng giá ghép xương hàm sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Phẫu thuật nâng xoang kínRăng4.500.000
Phẫu thuật nâng xoang hởRăng12.000.000
Phẫu thuật ghép xương Block ( nhỏ )Khối7.000.000
Phẫu thuật ghép xương Block ( lớn )Khối9.500.000
Phẫu thuật tạo hình nướu quanh ImplantRăng2.000.000
Màng xương nhỏ <nhỏ hơn hoặc bằng 15×20>màng7.000.000
Màng xương lớn <lớn hơn hoặc bằng 20×25>màng9.500.000
Bột xương A- OSS 0,25 gBộ2.500.000
Bột xương A- OSS 0,5 gBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 0,5ccBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 01 ccBộ7.000.000
Phẫu thuật ghép mô liên kếtRăng5.000.000
Phẫu thuật lấy trụ implant cũRăng3.500.000
Abutment Custommize Sứ (Âu, Mỹ)Răng5.000.000
Abutment Custommize Sứ (Hàn quốc)Răng4.000.000
Abutment Custommize Titan (Âu, Mỹ)Răng3.000.000
Abutment Custommize Titan (Hàn Quốc)Răng2.000.000
Bảng giá chưa bao gồm Ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí

Gọi trực tiếp cho Bác sĩ trong giờ Hành chính
☏ 0904 511 793