Phòng khám Nha khoa tiêu Chuẩn Quốc tế

Niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng thẩm mỹ từ hàng trăm năm nay vẫn luôn được nhiều người có hàm răng không chuẩn ưa chuộng sử dụng. Với khả năng điều chỉnh răng về vị trí mong muốn mà không xâm lấn nên kỹ thuật này được các nhà khoa học đánh giá rất cao. Tìm hiểu chi tiết về phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ trong bài viết này

Niềng răng là gì?

Niềng răng thẩm mỹ hay còn gọi là Chỉnh nha thẩm mỹ (tiếng anh là Dental Braces/ Dental Orthodontics) là kỹ thuật sử dụng một số khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, thun cao su, minivis,…. để sắp xếp và điều chỉnh răng về đúng vị trí của một khớp cắn chuẩn.

Mục đích của việc niềng răng

Được đánh giá là hạng mục thẩm mỹ nha khoa đặc biệt phù hợp với những người có hàm răng chưa được hoàn mỹ. Nhất là những người bị móm, răng hô hoặc răng thưa, bị xô lệch vị trí so với cung răng bình thường

1. Cải thiện tính thẩm mỹ

Gần như có tới 90% người thực hiện niềng răng nhằm cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn miệng và nụ cười của bản thân.

Sau khi thành công, khuôn mặt chúng ta sẽ trở nên cân đối hơn, hàm răng chắc khỏe, thẳng hàng và đẹp mắt hơn rất nhiều.

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Kay – Trần Bình

2. Giảm tỷ lệ sâu răng hoặc mắc bệnh răng miệng

Hàm răng có nhiều khoảng trống là điều kiện thuận lợi để thức ăn và các mảng bám lắng đọng ở nướu, chân răng. Do vậy sẽ dễ khiến chúng ta mắc các bệnh lý về răng miệng như: Viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,….

Tác dụng của dịch vụ sẽ là giúp điều chỉnh và đóng những khoảng trống này lại, hạn chế tối đa những khe hở, góc lệch khiến thức ăn dễ mắc kẹt

Nhờ vậy lợi ích đầu tiên sau khi thực hiện mang lại cho mọi người chính là hạn chế nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.

3. Cải thiện khả năng phát âm

Răng và lưỡi có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát âm của con người. Vì vậy khi hàm răng “dị dạng” sẽ tác động trực tiếp đến giọng nói của mọi người.

Khi niềng răng sẽ giúp chúng ta cải thiện được vấn đề này giúp cho việc phát âm chuẩn hơn, tròn vành và âm thanh trong trẻo hơn.

4. Cải thiện tổng thể sức khỏe

Hàm răng xô lệch khiến quá trình nhai nuốt, nghiền nhỏ thức ăn bị ảnh hưởng không nhỏ. Tình trạng này khiến việc dung nạp chất dinh dưỡng cho cơ thể gặp nhiều khó khăn.

Sẽ có tác dụng giúp mọi người ăn uống dễ dàng và ngon miệng hơn. Quá trình tiếp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng thuận lợi hơn, mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh hơn

Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Kay - Trần Bình
Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Kay – Trần Bình

Các phương pháp niềng răng phổ biến

1. Niềng răng có mắc cài

Mắc cài thường truyền thống

Là các khí cụ nguyên thủy đã được sử dụng hàng chục năm nay. Hệ thống sẽ bao gồm 1 dây cung được luồn xuyên qua các mắc cài gắn trên thân răng.

Dây cung sau đó sẽ được cố định bằng dây thun cao su. Vì vậy sau mỗi giai đoạn răng di chuyển khách hàng sẽ phải quay lại nha khoa để điều chỉnh lại dây cung.

Chất liệu mắc cài có thể là kim loại, sứ, pha lê hoặc các loại đá quý.

Mắc cài thông minh

Cấu tạo giống hệt với truyền thống. Điểm khác biệt duy nhất ở khí cụ chỉnh nha thông minh là khả năng cho phép dây cung tự dịch chuyển, tự duỗi khi răng di chuyển.

Do vậy khách hàng sẽ giảm thiểu được số lần phải tới phòng khám nha khoa để chỉnh lại dây cung.

Niềng răng mắc cài thông minh

Mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong bằng kim loại tương tự cách thức truyền thống.

Nhưng dây cung và mắc cài được đặt cố định bên trong của hàm răng. Như vậy, người giao tiếp với bạn sẽ không biết được rằng bạn đang niềng răng.

2. Niềng răng không có mắc cài

Sử dụng một bộ gồm 40 – 42 khay nhựa trong suốt với thiết kế giống cái máng răng. Những chiếc khay niềng răng này có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

Niềng răng không mắc cài

Khách hàng sẽ được giao toàn bộ hoặc 2 – 3 khay 1 lần để thay vào những thời điểm nhất định đã được thiết lập trong phác đồ chỉnh nha.

Cơ chế của các phương pháp niềng răng

1. Nguyên lý cơ bản

Hoạt động dựa trên cơ chế tác động lực thủ công để phá vỡ xương hàm giúp chân răng di chuyển, sau đó lợi dụng cơ chế tự bổ sung xương của cơ thể để neo giữ chắc chắn chân răng ở vị trí mới.

Khi bác sĩ tiến hành đặt mắc cài và bắt đầu siết lực dây cung, mạch máu dẫn tới phần nướu của răng bị niềng bị tắc nghẽn. Khi không được cung cấp đủ máu thì phần mô này dần trở nên yếu hơn.

Bác sĩ giải thích nguyên lý của việc niềng răng

Tuy nhiên ngay lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra tế bào Osteoclasts với trọng trách không để cho mô nướu của răng niềng bị chết.

Giải pháp của Osteoclasts lúc này là sẽ loại bỏ bớt xương hàm, tạo khoảng không để mạch máu không còn bị chèn ép, từ đó khôi phục lại dòng chảy của máu tới nướu.

Và đây cũng chính là điều mà bác sĩ đang mong muốn. Khi khoảng trống được tạo ra thì dưới lực xiết của dây cung, chân răng sẽ dễ dàng di chuyển tới vị trí mới.

Mạch máu sau khi được khôi phục thì tế bào Osteoclasts cũng tự động giải phóng. Cơ thể sẽ tự động sản sinh thêm ra tế bào xương mới để bù đắp vào vị trí trống, từ đó giúp chân răng được cố định ở vị trí mới.

2. Cơ chế hoạt động của niềng răng không mắc cài

Mặc dù có hai dạng khí cụ chỉnh nha là có mắc cài và không có mắc cài. Tuy nhiên cơ chế & nguyên lý hoạt động sẽ vẫn giống hệt nhau. Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 loại khí cụ này là cách tác động lên răng.

Ở khí cụ có mắc cài thì sử dụng chủ yếu lực kéo để sắp xếp răng. Ở khí cụ không có mắc cài thì lực đẩy sẽ được sử dụng nhiều hơn.

Thông qua các attachment được gắn lên thân răng, khay sẽ được thiết kế với độ chính xác tuyệt đối để tác động lên attachment giúp đẩy răng di chuyển đúng tỷ lệ đã thiết lập từ ban đầu.

Với nguyên lý hoạt động này thì không mắc cài có khả năng niềng chính xác các răng cần thiết, không cần phải điều chỉnh cả hàm răng.

So sánh các phương pháp niềng răng

Tuy chỉ có hai kiểu khí cụ chính là loại có mắc cài và không có mắc cài, tuy nhiên cũng có nhiều khách hàng băn khoăn loại nào tốt & nhanh.

  1. Nếu xét về tốc độ thì thực tế đã chứng minh có mắc cài nhanh hơn khá nhiều so với không mắc cài.
  2. Nếu xét về tính hiệu quả thì mắc cài áp dụng được với mọi trường hợp sai lệch răng. Còn trong suốt thường chỉ dùng khi sai lệch răng nhẹ tới trung bình.
  3. Xét về chi phí thì niềng răng mắc cài sẽ rẻ hơn
  4. Nếu xét về tính thẩm mỹ thì niềng răng mắc cài sẽ kém hơn rất nhiều so với niềng trong suốt.

Do vậy nếu bạn bị sai lệch khớp cắn nhẹ & có điều kiện kinh tế thì có thể chọn niềng răng trong suốt để đảm bảo tính thẩm mỹ & sự tiện lợi.

Nếu bạn gặp tình trạng sai lệch răng nặng thì nên sử dụng mắc cài. Có thể lựa chọn khí cụ chỉnh nha thông minh & chất liệu sứ hoặc pha lê để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí

Gọi trực tiếp cho Bác sĩ trong giờ Hành chính
☏ 0904 511 793