Bọc răng sứ là gì
Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ lại những chiếc răng có khuyết điểm về hình dáng, tái tạo lại chức năng ăn nhai của những răng bị bệnh lý. Đây được xem như thủ thuật “khoác áo mới” cho các răng sâu, ố vàng, sứt mẻ, lung lay, lỗ chỗ…
Ngoài phục hình các răng có men răng tổn thương, kỹ thuật này còn giúp khắc phục tình trạng răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, thò thụt chữa hô, móm dạng nhẹ.
Để bọc các răng sứ, khách hàng phải trải qua giai đoạn mài răng thật. Chiếc răng này sẽ được mài nhỏ lại đến lớp ngà răng. Dựa vào chiều dài, hình dáng, màu sắc hàm răng, bác sĩ sẽ thiết kế ra chiếc răng sứ phù hợp để lắp lên trên. Cuối cùng cố định bằng keo nha khoa là kết thúc quá trình bọc sứ.
Bọc răng sứ có đau không
Theo Bác sĩ Trần Bình quá trình bọc răng sứ trong phòng vô trùng hoàn toàn không gây ra đau đớn cho khách hàng. Tuy nhiên, sau kết thúc bọc răng chúng ta thường cảm thấy đau nhẹ, ê răng, khó chịu phần hàm. Tình trạng này sẽ giảm dần sau từng ngày, cơ bản sau 7 ngày sẽ hết hoàn toàn.
Để thực hiện mài răng bọc sứ an toàn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào cơ thể khách hàng với 1 lượng tương đối. Sau khi ngấm thuốc tê, khách hàng bị mất đi cảm giác và không cảm thấy ê buốt, đau đớn khi máy mài tác động lên răng.
Ngoài ra, việc bị đau kéo dài sau bọc răng thẩm mỹ thường xảy ra ở khách hàng chọn nhầm nơi điều trị. Tức là để bác sĩ non tay nghề đứng chính trong ca bọc răng sứ. Họ dễ phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị như: mài răng sai cách, bọc sứ sai kỹ thuật, tính toán tỷ lệ răng không khớp nhau… Dẫn đến nhiều hệ lụy đau đớn cho hàm răng khách hàng.
Yếu tố quan trọng của một ca bọc răng sứ
Như trên nha sĩ chia sẻ, bản thân việc bọc răng sứ đúng quy trình chỉ gây đau nhẹ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan mà chúng có thể diễn biến nặng hơn. Vậy đâu là những yếu tố quyết định đến độ đau khi thẩm mỹ răng?
Chất lượng răng sứ
Răng sứ khi cố định lên răng thật chúng sẽ tồn tại trong khoang miệng và tiếp xúc với các tổ chức mô mềm như nướu, lợi, lưỡi… Nếu là các loại răng sứ chính hãng, được kiểm nghiệm chất lượng thì khách hàng hoàn toàn yên tâm có thể ăn nhai bình thường, không lo biến chứng.
Ngược lại những dòng răng sứ lậu, tay nghề chế tác kém, xuất xứ “fake” thì nguy cơ chúng “xâm lược” răng miệng là rất lớn. Những vi khuẩn, tạp chất trên mão sứ xâm nhập vào xương răng, tích tụ lại thành những mảng vi khuẩn có hại. Lâu dài làm mão sứ oxi hóa, ăn mòn cổ chân răng, gây viêm nhiễm hàm miệng. Mức độ viêm nhiễm càng nhiều, cảm giác đau càng rõ rệt và kéo dài.
Tay nghề bác sĩ
Trong nha khoa, bác sĩ được gọi là “nhà thiết kế” răng sứ. Vậy nên việc bọc răng sứ có đau đớn hay không, đẹp hay không phụ thuộc đến 80% vào bác sĩ.
Bác sĩ là người theo sát khách hàng từ giai đoạn chẩn đoán, mài răng, lấy dấu hàm, chế tác răng. Chỉ cần 1 sai lệch nhỏ cũng làm “xôi hỏng bỏng không” cả quá trình điều trị.
Theo các nha sĩ, thao tác mài răng không đúng kỹ thuật và tính toán sai tỷ lệ răng sứ là 2 sai lầm nghiêm trọng nhất làm phát sinh cảm giác đau đớn cho khách hàng. Cụ thể như sau:
- Mài răng quá nhỏ làm chấn động đến ngà răng, tủy răng bên trong => sinh ra cảm giác ê buốt, tê cứng cung hàm kéo dài
- Thiết kế răng sứ “cộc lệch” với cùi răng thật nên khi lắp vào 2 răng này sẽ không khớp được với nhau. Hành động nắn chỉnh, ép răng giả vào răng thật làm khách hàng cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Trang thiết bị
Ngày nay, có nhiều máy móc nha khoa hiện đại giúp quá trình bọc răng sứ bớt đau đớn và có tính thẩm mỹ hơn. Có thể nói, công nghệ quyết định rất lớn đến sự thành công của 1 ca thẩm mỹ răng sứ.
Muốn chế tác ra 1 chiếc răng sứ tỷ lệ hoàn hảo để lắp khít lên răng thật, nha khoa cần áp dụng phần mềm chế tác CAD/CAM cùng máy lấy dấu hàm tiên tiến. Ngược lại nếu điều trị bằng kỹ thuật lỗi thời, sơ khai thì sẽ tiềm ẩn nhiều sai sót. Việc đau đớn hay rủi ro là không thể tránh khỏi.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ
Bọc sứ là phương pháp phục hình răng không quá phức tạp tuy nhiên chỉ cần thao tác sai lệch 1mm cũng gây ra nhiều biến chứng và đau đớn. Sau đây là 5 biến chứng ám ảnh khi bọc răng sai cách.
Răng bị ê buốt và nhạy cảm hơn
Biểu hiện: Sau mài răng khách hàng thấy ê buốt âm ỉ cả ngày hoặc ê buốt nhiều khi ăn nhai. Kết thúc bọc sứ, khi ăn đồ ăn nhiệt độ cao, đồ lạnh, đồ cay hoặc cắn món ăn cứng thấy xuất hiện cảm giác khó chịu, tê đến chân răng.
Nguyên nhân: Bác sĩ mài răng quá sâu, làm tổn thương ngà răng; mão răng sứ là mão kém chất lượng, độ chịu lực kém.
Cổ chân răng bị hở, tụt lợi
Biểu hiện: Lộ hẳn mão sứ ra bên ngoài, mắt thường quan sát được màu đen bên trong. Phần lợi giống như bị ăn mòn, ngày càng bé lại, thỉnh thoảng xuất hiện viêm nhiễm, đau nhức, sưng đỏ.
Nguyên nhân: Mão sứ quá ngắn không ôm khít được nướu. Viền mão sứ chế tác cẩu thả, cọ xát vào lợi làm xước, chảy máu, mòn lợi. Hoạt động ăn nhai thô bạo, nhai lệch vị trí., nghiến răng làm mão sứ bị ép chặt vào viền nướu, đẩy lùi nướu về phía trên. Trường hợp xấu nhất, bị hở cổ răng là do mão sứ bị đào thải, không tích hợp được với mô mềm nên dần bị lung lay, tách rời cùi răng thật.
Hoại tử tủy răng
Biểu hiện: Lung lay răng bọc sứ; thấy đau đớn mỗi khi ăn nhai, tình trạng đau không thuyên giảm mà ngày càng rõ rệt. Việc nhai cắn khó khăn, thấy “ám ảnh” mỗi khi đến bữa ăn.
Nguyên nhân: Chất liệu mão sứ “rởm”. Khách hàng cơ địa yếu, dị ứng với mão kim loại trong răng sứ. Chăm sóc hàm miệng sau bọc sứ không tốt, gián tiếp làm xuất hiện các bệnh lý hàm miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm lợi… Sau đó chủ quan không chữa trị sớm, làm sâu răng ăn mòn cổ răng, tủy răng và lan ra toàn hàm miệng.
Lệch khớp cắn
Biểu hiện: Hình dáng răng giả to/nhỏ hơn răng trên hàm. Vị trí mão sứ bị lung lay, lỏng lẻo, thiếu chắc chắn. Không khép 2 hàm khít nhau được trong tư thế nghỉ.
Nguyên nhân: Nhai tập trung ở vị trí bọc răng làm lệch cung hàm (bên thấp bên cao). Hình dáng răng sứ chế tác không đồng nhất với răng còn lại. Kỹ thuật lắp răng sứ non tay nghề.
Để khắc phục những biến chứng trên, khách hàng hãy liên hệ nhanh chóng với bác sĩ để được điều trị kịp thời, không chủ quan đợi bệnh khỏi hoặc tự ý mua thuốc chữa trị.