Dán răng sứ Veneer là gì
Mặt dán răng Veneer là những miếng sứ hoặc nhựa composite siêu mỏng có hình dáng, màu sắc y như răng thật. Chúng sẽ được gắn chặt vĩnh viễn vào mặt trước của răng để cải thiện tính thẩm mỹ.
Sau nhiều năm nghiên cứu sự ra đời của mặt dán sứ Veneer sẽ giúp bạn không còn lo lắng đến việc cần phải mài nhiều răng khi thực hiện. Bởi dán sứ bạn chỉ cần mài 0,5 mm men răng là đã có thể phục hình được răng sứ.
Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể thực hiện dán sứ được. Phương pháp này sẽ có hiệu quả nhất trong các trường hợp sau:
- Răng bị ố vàng và không thể làm trắng bằng cách tẩy trắng
- Răng bị sứt mẻ hoặc mòn
- Răng khấp khểnh hoặc lệch lạc nhẹ
- Răng thưa, khoảng trống không đồng đều
- Răng có hình dáng không đều nhau
Theo Bác sĩ Trần Bình, nhược điểm duy nhất của Veneer là giá thành khá cao từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng 1 răng và kỹ thuật thực hiện vô cùng phức tạp cùng với điều kiện chăm sóc phải rất cẩn thận.
Các loại sứ dán Veneer
Trên thị trường có khá nhiều thương hiệu răng Veneer khác nhau. Chúng có những ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành cải thiện tình trạng răng miệng:
1. Răng Veneer Composite
Đây là một loại mặt dán răng Veneer giá rẻ, được cấu tạo từ nhựa composite tổng hợp. Ngoài ưu điểm về chi phí thì đây là loại răng Veneer duy nhất có thể sửa chữa nếu bị hỏng.
Tuy nhiên, chất liệu cấu tạo chất lượng thấp nên Veneer composite rất dễ bị ố màu, sứt mẻ. Do vậy nếu bạn không muốn phải quay lại phòng khám nhiều lần thì không nên chọn sản phẩm này.
2. Sứ Veneer toàn sứ
Đây là sản phẩm đang được ưa chuộng nhất . Sản phẩm được cấu tạo hoàn toàn bằng sứ nên cho độ bền chắc và khả năng miễn nhiễm màu từ môi trường cực cao. Màu sắc y như răng thật và chỉ cần mài một lớp răng rất mỏng là có thể phục hình được răng sứ.
Răng Veneer sứ có thể duy trì, sử dụng với thời gian khoảng 15 – 20 năm. Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mão sứ hơn nữa nếu có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học. Ngoài ra, với công nghệ ngày càng cao thì sản phẩm đôi khi còn rất khó phân biệt với răng thật.
3. Mặt dán răng Veneer phía trong (Veneers Palatal/Lingual)
Cũng với cấu trúc tương tự như mặt dán răng sứ Veneer thông thường, tuy nhiên Palatal Veneer là sản phẩm được sử dụng cho mặt sau của răng.
Một cách hiểu khác, đây là một loại onlay đặc biệt được sử dụng để khắc phục tình trạng răng gãy, vỡ, xói mòn… nhưng vẫn giữ nguyên được phần còn lại của răng. Bạn có thể ăn nhai được thoải mái, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công làm hỏng răng.
4. Răng sứ Veneer không mài (Lumineer Veneers)
Lumineer Veneers được sản xuất và cung cấp độc quyền bởi phòng thí nghiệm Labo Denmat – Canada. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển từ bằng sáng chế Cerinate®, Lumineers ™.
Đây là loại mặt dán Veneer không phải mài răng do được làm từ chất liệu Laminate với độ mỏng chỉ 0,03 mm. Do vậy, sản phẩm đang được rất nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng và sử dụng.
Tuy nhiên, do quá mỏng nên độ bền của sản phẩm sẽ kém hơn so với veneer thông thường.
Ngoài ra, nếu răng thật bị ố màu nặng thì sản phẩm này sẽ không giúp ích được gì trong việc cải thiện tính thẩm mỹ.
5. Răng Veneers tháo lắp (Removable/Snap on Veneers)
Như tên gọi thì đây là loại răng Veneer có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Sản phẩm sẽ được thiết kế giống như một hàm răng thông thường, khách hàng chỉ việc lắp vào răng là có thể sử dụng ngay.
Snap on Veneer có giá thành tương đối rẻ và chỉ thường được sử dụng tạm thời. Một phần do tính thẩm mỹ và hơn hết là độ bền của sản phẩm này không cao.
Dán răng sứ Veneer có tốt không?
Ưu điểm của việc dán răng sứ Veneer được thể hiện ở những điểm dưới đây:
1. Không cần mài răng
Mặc dù kỹ thuật dán veneer không cần mài răng chỉ áp dụng với sản phẩm Lumineer Veneers. Thay vì mài gần hết răng thật thì dán Veneer chỉ yêu cầu loại bỏ bớt 0.1 đến 0.5mm men răng.
Thậm chí là không phải mài đối với răng có cấu trúc mỏng, bé,…
2. Màu sắc tự nhiên như răng thật
Ngoại trừ một số loại Veneer nhựa composite tổng hợp thì mặt dán Veneer thường được chế tạo từ 100% sứ cao cấp.
Điều này giúp răng giả trông không khác gì răng thật, cực kỳ khó để phân biệt.
3. Độ bền cao
Mặc dù, không thể cứng như mão răng sứ toàn diện nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại thì sức tải của một mặt dán veneer đạt tiêu chuẩn cũng lên tới gần 1000 MPa.
Với tải trọng gấp 10 lần răng thật như vậy, khách hàng hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường mà không lo gãy, vỡ hay bung tuột.
Độ bền của mặt dán sứ Veneer trung bình dao động từ 15 – 20 năm. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn sử dụng, chăm sóc.
Ngoài ra, sẽ chịu ảnh hưởng thêm bởi một vài yếu tố khác như chất liệu hay kỹ thuật khi thực hiện dán, như:
Chất liệu sứ:
Chất liệu sứ tốt kết hợp với việc thiết kế mặt sứ cẩn thận, tỉ mỉ chuẩn cung hàm sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng mão sứ.
Kỹ thuật dán:
Khi dán sứ phải được thực hiện bài bản đúng kỷ thuật. Nếu bọc quá chật hay quá lỏng sẽ làm cho mặt sứ dễ bị bung và rơi rụng.
Không cẩn thận sẽ làm thức ăn bị dính vào gây viêm nhiễm và mùi hôi miệng.
Quá trình chăm sóc:
30% kết quả bọc sứ có tốt hay không phụ thuộc vào việc bạn chăm sóc răng sau khi bọc sứ như thế nào.
Một vài nhược điểm của Dán sứ Veneer
Mặc dù được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ răng miệng an toàn và ưu việt nhất nhưng dán sứ Veneer vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
1. Chi phí cao
Mặc dù, chỉ là một miếng sứ siêu mỏng, không thể tốn nhiều vật liệu như 1 mão răng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giá thành của một mặt dán sứ Veneer luôn dao động khoảng từ 8.000.000 VNĐ trở lên.
Trong khi đó, một mão sứ hoàn chỉnh có nhiều sản phẩm chỉ khoảng 3.500.000 – 5.000.000 VNĐ.
Sự chênh lệch này có thể do sản phẩm răng Veneer cần thỏa mãn yêu cầu mỏng và cứng.
2. Kỹ thuật dán khó, yêu cầu bác sĩ giàu kinh nghiệm
Mài răng bọc sứ được đánh giá là dễ thực hiện hơn mài răng để dán Veneer. Bởi tỷ lệ mài men răng cho Veneer phải thật sự bằng nhau, nhẵn mịn.
Nếu bác sĩ mài răng kinh nghiệm non kém sẽ khiến mặt răng gồ ghề , miếng dán Veneer có thể bị bong tuột. Tỉ lệ mài răng không chuẩn, quá sâu hoặc quá nông sẽ khiến cho miếng trám không bền, tuổi thọ của chúng bị giảm đi.
3 Cần chăm sóc cẩn thận
Răng sứ Veneer chủ yếu thường được sử dụng cho các răng cửa, răng nanh, răng số 2,… Đây tuy không phải răng ăn nhai chính nhưng nó mang ý nghĩa thẩm mỹ rất cao. Mặt dán sứ thì rất mỏng, do vậy khả năng chống màu sẽ kém hơn mão răng sứ. Nếu bạn không chăm sóc cẩn thận thì dễ ảnh hưởng tới độ bền cũng như tính thẩm mỹ.