Phòng khám Nha khoa tiêu Chuẩn Quốc tế

Đính đá răng thẩm mỹ

Đính đá răng sẽ giúp cho người sử dụng có được nụ cười rạng rỡ, tự tin và cá tính hơn. Chính vì vậy mà gắn đá răng đang được nhiều người trẻ ưa chuộng. Cùng Nha Khoa Trần Bình tìm hiểu xem đính đá lên răng là gì? Cách thực hiện như thế nào? Cách lựa chọn đá gắn răng ra sao?

Đính đá răng thẩm mỹ là gì

Đính đá là việc dùng một viên đá quý lên răng bằng một chất kết dính đặc biệt. Thậm chí, có những người nổi tiếng còn gắn đá cả hàm thể hiện cá tính, phong cách nổi bật.

Thực chất, kỹ thuật lắp đá vào răng đã có từ thế kỷ IX (sau Công Nguyên). Người ta tìm thấy hộp sọ của người Maya cổ đại có vô số hột xoàn như: ngọc bích và ngọc lam.

Theo các báo cáo khảo cổ thì vào thời điểm đó xu hướng gắn đá lên răng được đàn ông ưa chuộng hơn. Ngoài ra, cách làm đẹp này không dành riêng cho tầng lớp nào, bằng chứng là những viên đá được tìm thấy ở cả Nữ Hoàng lẫn dân thường.

Xu thế đính đá dần trở lại trong những năm gần đây. Năm 2017 tại Met Gala, người mẫu Hailey Baldwin đã để lộ 2 viên đá lấp lánh trên răng và bức ảnh thu hút hơn 400.000 lượt “thích”.

Người ta dự đoán gắn hột xoàn, kim cương lên răng làm đẹp sẽ là xu hướng thẩm mỹ cực hot những năm tiếp theo.

Có nên đính đá vào răng không

Đính đá lên răng tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng nếu không cẩn thận có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài ưu nhược điểm của việc gắn đá vào răng.

Ưu điểm khi đính đá

  • Che lấp đi khuyết điểm: Một viên đá đính răng nếu được đặt đúng chỗ có thể che đi sự đổi màu răng hoặc khu vực răng bị ố.
  • Phân tán sự chú ý: Đá gắn răng lấp lánh sẽ chuyển sự chú ý ra khỏi vị trí răng không đều để tập trung ánh nhìn vào nó.
  • Che lấp khoảng trống: hàm răng bị thưa, sứt mẻ được che khéo léo nhờ đính đá vào răng.
  • Thể hiện cá tính: Đính đá thể hiện tính thẩm mỹ cao và khoe cá tính riêng của người sở hữu.

Nhược điểm răng đính đá 

  • Răng nhạy cảm nếu phải khoan đục hoặc sử dụng keo dán có tính nóng.
  • Dị ứng khi kim cương hoặc keo gắn đá kém chất lượng.
  • Mòn men răng.
  • Viêm nướu hoặc tổn thương môi khi bị hột xoàn cọ xát.
  • Sâu răng, hôi miệng do tích tụ vi khuẩn và vệ sinh không sạch sẽ.
  • Thay đổi vĩnh viễn bề mặt khi gắn đá vào răng có lỗ.

Tuy nhiên, trên thực tế có nên đính đá răng không phụ thuộc lớn vào sự tương hợp với khuôn mặt. Nếu không hợp thì dù gắn đá răng có nhiều ưu điểm thế nào thì cũng không phải sự lựa chọn tốt.

Các loại đá thẩm mỹ đính răng

Có rất nhiều lựa chọn đá gắn răng cho mọi người. Tùy vào mức “chịu chơi” mà bạn có thể tham khảo 3 sản phẩm như: kim cương nhân tạo, đá quý hay hột xoàn.

1. Đá đính răng kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo là sản phẩm đá gắn răng rất được ưa chuộng trong thời điểm hiện tại. Với độ sắc nét cao và đa dạng màu sắc không thua kém gì kim cương tự nhiên.

Kèm thêm mức giá khá hợp lý, không quá đắt nên đây sự lựa chọn hoàn hảo cho đại đa số khách hàng.

2. Răng gắn hột xoàn

“Gắn hột xoàn trên răng” nghe cụm từ này đã thấy sự sang chảnh, chịu chơi của người chủ nhân. Đây chính xác là những viên kim cương tự nhiên được gia công tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết.

Sau quá trình mài rũa, nó có vẻ ngoài tinh tế và xuất sắc hơn rất nhiều so với viên kim cương thô.

3. Đá quý đính răng

Một số dòng đá quý đính răng bạn có thể tham khảo đó là rubies (đá hồng ngọc), sapphia, crystals,… Những loại đá này có màu sắc đa dạng, sự chuyển màu tinh tế, trong suốt, đẹp đến mức hoàn hảo.

Tuy nhiên chi phí cho những viên đá quý đính răng này cũng rất cao, không phải ai cũng có thể dễ dàng lựa chọn và sở hữu.

Quy trình đính đá trên răng tại Nha khoa Trần Bình

Tại nha khoa, quy trình đính đá chỉ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, không cần khoan nhưng rất an toàn và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

Bước 1: Tư vấn kiểu dáng và vị trí gắn kim cương đính răng

Bác sĩ sẽ cho bạn xem những mẫu đá đính răng đẹp và giá thành để bạn cân nhắc.

Dựa vào phần mềm xem trước kết quả, bạn sẽ biết đâu là vị trí đính kim cương phù hợp nhất với mình (Hoặc ướm trực tiếp lên răng)

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ tiến hành cách ly môi nướu bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Khách hàng được đeo kính mắt bảo vệ để tránh ảnh hưởng của tia laser.

Trước khi thực hiện, bạn được điều trị hoàn toàn các bệnh lý răng miệng, đặc biệt với trường hợp đính đá khểnh.

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng (bao gồm lấy cao răng và đánh bóng răng).

Cuối cùng, làm khô vị trí răng cần đính đá.

Bước 3: Gắn đá lên răng

Dùng loại keo đính đá nha khoa đặc biệt, đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối và có độ kết dính cực tốt.

Đưa đá đính răng vào vị trí keo và giữ cố đính trong khoảng 15 giây.

Bước 4: Chiếu laser đông cứng keo dính

Ánh sáng đèn laser sẽ giúp keo dính được đông cứng lại và cố định chắc chắn hơn. Điều này tăng độ bền gấp 5 lần so với tự gắn đá răng tại nhà

Bước 5: Hoàn tất quy trình

Bác sĩ kiểm tra đá đính răng lần cuối.

Vệ sinh răng miệng và loại bỏ toàn bộ những vết bẩn xung quanh vị trí đính đá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn miễn phí

Gọi trực tiếp cho Bác sĩ trong giờ Hành chính
☏ 0904 511 793